“Tôi từng chứng kiến nhiều ông bố, bà mẹ bật khóc tại phòng khám khi nhìn thấy gương mặt con biến dạng sau một thời gian dài điều trị sai cách. Có những em bé bị mòn cả cánh mũi, má lõm sâu, sẹo xơ cứng quanh miệng… mà không thể khắc phục được nữa”, bác sĩ Chung chia sẻ trong nỗi day dứt.
Khi cha mẹ "sai một ly", con trẻ "đi một đời"
Bằng chuyên môn sâu cùng hành trình tiếp xúc hàng ngàn ca bệnh, Ths.Bs. Bùi Bá Chung liệt kê 7 phương pháp điều trị sai phổ biến nhất hiện nay mà nhiều phụ huynh vẫn đang lầm tưởng là hiệu quả.

1. Đắp thuốc, đắp lá: Đây là phương pháp dân gian rất nhiều gia đình áp dụng. Tuy nhiên, theo bác sĩ Chung, việc này dễ gây nhiễm trùng, loét sâu, bào mòn da. Có trường hợp bé bị đắp thuốc tại mũi, dẫn tới mất luôn hình dạng mũi ban đầu, để lại di chứng thẩm mỹ không thể phục hồi.

2. Áp lạnh: Tưởng là công nghệ hiện đại, nhưng áp lạnh sai cách có thể khiến mô bị hoại tử, tổn thương mao mạch, khiến khối u lan rộng và loét nặng hơn.

3. Lăn tôm: Nghe có vẻ “vô hại”, nhưng thực tế gây xây xước, nhiễm trùng, để lại sẹo lồi lõm, đặc biệt nguy hiểm nếu u ở vùng miệng, mắt, cổ – những vị trí ảnh hưởng chức năng ăn uống, phát âm, nghe nhìn của trẻ.

4. Tiêm xơ: Dù là phương pháp từng được sử dụng nhiều, nhưng tiêm xơ không đúng chỉ định có thể dẫn đến tắc mạch, viêm lan rộng, khiến khối u biến dạng khó kiểm soát.

5. Xạ trị: Đây là “con dao hai lưỡi” với trẻ nhỏ. Bác sĩ Chung cảnh báo: “Tôi từng tiếp nhận những bé gái bị lệch mặt, lệch xương hàm, một bên ngực phát triển – một bên không, chỉ vì từng xạ trị U Mạch Máu khi còn quá nhỏ.”

6. Phẫu thuật: Không những không điều trị tận gốc, phẫu thuật còn dễ để lại sẹo lớn, mô xơ hóa, mất sắc tố da – đặc biệt nghiêm trọng nếu u nằm ở mặt, tai, má.

7. Laser và thuốc uống kéo dài: Dù chi phí cao (lên tới vài chục triệu đồng), laser không loại bỏ hoàn toàn khối u và vẫn để lại sẹo thâm hoặc mất sắc tố. Trong khi đó, việc uống thuốc sai chỉ định hoặc kéo dài 1–2 năm gây biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, ảnh hưởng tim mạch và sự phát triển của trẻ.

Gặp đúng bác sĩ – Món quà lớn nhất cho con
Điều đáng tiếc là hầu hết các ca biến chứng nặng đều đến từ chẩn đoán sai hoặc tự ý điều trị tại nhà. Trong suốt hơn một thập kỷ theo đuổi chuyên môn điều trị U Mạch Máu, bác sĩ Bùi Bá Chung không ít lần đau lòng khi tiếp nhận những trường hợp “khó cứu” chỉ vì cha mẹ thiếu kiến thức hoặc chủ quan.
“Có bé bị sẹo sâu trên mặt, có bé không còn nụ cười trọn vẹn vì cơ vùng má bị co kéo sau phẫu thuật sai. Giá như được gặp các bé sớm hơn, tôi tin mọi chuyện đã khác", bác sĩ Chung nghẹn ngào nói.
Khác với suy nghĩ của nhiều người, theo bác sĩ Chung, U Mạch Máu Trẻ em hoàn toàn có thể điều trị khỏi mà không cần phẫu thuật, không dùng laser hay thuốc kéo dài. Điều quan trọng nhất là phải chẩn đoán đúng, điều trị đúng – và điều này chỉ có thể thực hiện bởi bác sĩ chuyên sâu, càng sớm càng tốt.
Bác sĩ – Người cầm lái hành trình lành lặn cho trẻ

Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Bá Chung hiện là một trong số ít bác sĩ tại Việt Nam chuyên sâu trong lĩnh vực điều trị U Mạch Máu bằng phương pháp khoa học, an toàn, không xâm lấn. Bác sĩ cũng thường xuyên nhận tư vấn khám online từ xa cho những gia đình ở tỉnh xa, giúp phát hiện sớm và lên phác đồ điều trị đúng ngay từ đầu.
“Trẻ con không có cơ hội để làm lại lần hai. Sự sai lầm của người lớn có thể khiến các em phải mang theo hậu quả suốt đời. Vì vậy, nếu cha mẹ nghi ngờ con có dấu hiệu U Mạch Máu – hãy đừng chần chừ, hãy để bác sĩ có cơ hội giúp đỡ ngay từ đầu”, bác sĩ Chung nhắn nhủ.
Nguồn: Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Bá Chung